Ung thư tuyến giáp đã trở thành căn bệnh thường gặp hiện nay nhưng là loại ung thư có tiên lượng khá tốt nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư tuyến giáp khó phát hiện bởi không có hoặc rất ít triệu chứng lâm sàng. Chủ động đi tầm soát ung thư tuyến giáp sớm để có thể phòng tránh và phát hiện bệnh sớm, đặc biệt với những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao.
Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời
1. Các yếu tố nguy cơ
Những đối tượng khi có các yếu tố nguy cơ hoặc các triệu chứng sau thì nên đi khám sàng lọc ung thư tuyến giáp để kiểm tra. Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao bao gồm:
– Nam và nữ từ 25 tuổi trở lên (Nữ giới ở độ tuổi này hormone thay đổi nhiều làm ảnh hưởng đến tuyến giáp và nguy cơ cao hơn nam giới).
– Hệ miễn dịch bị rối loạn
– Trẻ em tiếp xúc với phóng xạ ở cổ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp
– Những người bị bệnh về tuyến giáp như: bướu cổ, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.
– Gia đình có người thân mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp.
– Sống trong vùng gần lò phản ứng hạt nhân hoặc trong vòng bán kính 300km nơi xảy ra thảm họa hạt nhân.
2. Triệu chứng
– Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình, xét nghiệm chức năng của tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Nhân tuyến giáp chủ yếu được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc CT scanner.
– Các triệu chứng của ung thư tuyến giáp muộn hơn với biểu hiện là:
- Khối u trước cổ di động theo nhịp nuốt.
- Khàn tiếng, khó thở.
- Nổi hạch cổ.
-> Khi nhận thấy những bất thường ở cơ thể, chúng ta cần đi khám chuyên khoa để phát hiện bệnh sớm nhất.
Tầm soát ung thư tuyến giáp giúp phòng ngừa hiệu quả
3. Các bước khám sàng lọc ung thư tuyến giáp để chẩn đoán:
– Khám sàng lọc lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa.
– Xét nghiệm hormon tuyến giáp: Đo nồng độ TSH, FT3 và FT4, xét nghiệm này được thực hiện để đánh giá chức năng tuyến giáp.
– Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm giúp phát hiện các nhân giáp, xác nhận kích thước bướu tuyến giáp, đánh giá cấu trúc tuyến giáp, cung cấp chi tiết liên quan đến đặc điểm khối.
– Chọc hút kim nhỏ tuyến giáp: Được thực hiện khi bác sỹ phát hiện u tuyết giáp có nhân bất thường sau bước siêu âm.
– Xạ hình tuyến giáp: Để kiểm tra cấu trúc và chức năng của tuyến giáp và các khối tuyến giáp.
4. Điều trị
- Phẫu thuật
Cắt toàn bộ tuyến giáp (có thể vét hạch cổ) là phương pháp đầu tay trong điều trị thư tuyến giáp. Thông thường, ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm có thể chỉ cần phẫu thuật. Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bộ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ cần phải uống thuốc hormon tuyến giáp cho đến hết đời (chỉ nghỉ hormone khi có chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa để xạ hình toàn thân kiểm tra hoặc điều trị I131).
- Điều trị I-131
Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thụ i-ốt rất tốt. Do vậy, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật.
Trước khi điều trị I-131 bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngừng hormone tuyến giáp từ 3-6 tuần, tăng khả năng hấp thu I-131 để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Khi chỉ số TSH đạt tới mức cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân được uống I-131 liều nhỏ và chụp xạ hình chẩn đoán với I-131 hoặc xạ hình tuyến giáp với Tc-99m. Xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể ước lượng được phần mô giáp cần phá hủy là bao nhiêu cũng như đánh giá tổn thương di căn xa khác.
- Ngoài ra còn có điều trị xạ trị ngoài và điều trị đích cho UTTG tiến triển, di căn xa khi phẫu thuật và điều trị I-131 không hiệu quả.
Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám các bệnh lý, tầm soát ung thư tuyến giáp, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC
Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội Hotline: 1900 886 886 Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688 |