Răng sữa bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai, thường mọc từ khoảng 6 tháng sau sinh và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Thông thường, ở mỗi trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa. Đến một độ tuổi nhất định, những chiếc răng sữa này sẽ rụng đi và được thế chỗ bằng răng vĩnh viễn
Đặc điểm của răng sữa
Răng sữa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của trẻ:
- Giúp trẻ phát âm: nếu những chiếc răng này bị hỏng và phải nhổ sớm, trẻ có thể bị nói ngọng.
- Giúp tiêu hóa thức ăn: sau 6 tháng tuổi, bé sẽ được bổ sung thêm những loại thức ăn cứng mềm và khó tiêu hóa hơn. Những chiếc răng sữa sẽ giúp bé nhai thức ăn mềm đầu tiên.
- Giúp xương hàm phát triển bình thường: nhờ vào răng sữa, trẻ không chỉ có thể nhai, cắn được thức ăn mà còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường.
Việc trẻ bị mất răng quá sớm có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc khi mọc răng vĩnh viễn sau này. Những khoảng trống mất răng có thể làm cho răng vĩnh viễn mọc lên bị khấp khểnh, lệch chuẩn hoặc sai khớp cắn.
So với răng vĩnh viễn, răng sữa có những đặc điểm rất khác biệt từ kích thước, hình dáng cho đến cấu trúc của răng.
- Răng sữa thường có màu trắng đục.
- Răng sữa sẽ có trông có vẻ “mập” hơn so với răng vĩnh viễn vì tỉ lệ chiều ngang luôn lớn hơn so với chiều cao của răng. Bên cạnh đó, tỉ lệ giữa thân răng và chân răng cũng có sự khác biệt, có thể dễ dàng nhận ra chân răng sữa dài và mảnh hơn.
- Sâu răng ở giai đoạn răng sữa phát triển rất nhanh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tủy do men răng và ngà răng sữa khá mỏng.
Trung bình, tuổi mọc răng sữa của bé như sau:
- Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới;
- Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.
Trẻ mấy tuổi thì thay răng sữa
Vào lúc trẻ được 3-4 tuổi hầu hết sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn trẻ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, cũng có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7-8 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì cần đưa đi khám nha sĩ.
Nếu bé 10 tháng mà chưa mọc chiếc răng sữa nào là mọc răng trễ, cần cho bé đến khám để được tư vấn.
Răng sữa thường được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thứ tự cái nào mọc trước sẽ được thay trước.
Thông thường, răng sữa rụng đầu tiên là răng cửa giữa và chiếc răng cuối cùng là răng sữa số 5, rụng khi trẻ khoảng 12 tuổi. Ngay sau khi răng sữa rụng, răng vĩnh viễn sẽ nhú lên ngay tại vị trí tương ứng.
- Hàm trên: – Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi
– Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi
– Răng nanh: 10 – 12 tuổi
– Răng cối thứ nhất: 9 – 11 tuổi
– Răng cối thứ hai: 10 – 12 tuổi
- Hàm dưới: – Răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi
– Răng cửa bên: 7 – 8 tuổi
– Răng nanh: 9 – 12 tuổi
– Răng cối thứ nhất: 9 – 11 tuổi
– Răng cối thứ hai: 10 – 12 tuổi
Trong trường hợp răng sữa rụng đã lâu nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý đến thời điểm thay răng của con. Không nên tự ý nhổ răng sữa quá sớm, hoặc để quá muộn bởi những lý do sau:
- Nhổ quá sớm, bé sẽ khó nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân chính làm xương hàm mềm và nướu không thể phát triển. Ngoài ra, trẻ cũng chậm mọc răng vĩnh viễn hơn so với các bé cùng trang lứa.
- Nhổ quá muộn lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn, lúc này răng có thể mọc lệch do không có vị trí để phát triển.
Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC
Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội Hotline: 1900 886 886 Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688 |