Tại sao phải lấy tủy răng?

Tủy chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết và tạo ra các mô cứng xung quanh của răng trong quá trình phát triển. Khi răng của bạn bị nhiễm trùng hay bị sâu răng vào tủy, các nha sĩ có thể sẽ cho chỉ định lấy tủy để loại bỏ tổn thương ở chân răng đồng thời bảo tồn răng tự nhiên của bạn. Vậy tại sao phải lấy tủy răng? Và khi nào thì phải lấy tủy răng?

Tủy răng là gì?

Một chiếc răng gồm 3 phần chính là men răng – ngà răng – tuỷ răng.

Men răng là lớp bề mặt bảo vệ phần có thể nhìn thấy của răng (thân răng). Phần răng nằm bên dưới đường viền nướu được gọi là chân răng. Chân răng giúp cố định răng vào hàm. Thông thường, răng cửa chỉ có một chân răng, trong khi răng hàm thường có tới hai, ba chân răng. Trong mỗi chân răng, có thể có nhiều khoảng trống ống tủy.

Tâm rỗng của răng được gọi là buồng tủy. Khu vực này chứa các mạch máu, dây thần kinh. Tủy răng là mô nhạy cảm cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và cảm giác cho răng. Tủy kéo dài từ nóc buồng tủy xuống đáy của mỗi ống tủy. Nếu nó bị nhiễm bệnh, toàn bộ không gian này cần phải được khử trùng.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương tủy răng là:

  • Chấn thương răng dẫn đến tổn thương mô tủy, ví dụ chấn thương răng miệng liên quan đến thể thao.
  • Kích ứng vật lý do sâu răng hoặc do răng sâu thủng vào tủy. Khi điều này xảy ra, vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào tủy và dây thần kinh, dẫn đến nhiễm trùng tủy răng.
  • Một chiếc răng bị nứt hoặc gãy liên quan đến tủy răng

Khi nào thì phải lấy tủy răng

Điều trị tủy là cần thiết khi vi khuẩn miệng xâm nhập vào tủy bên trong răng của bạn do sâu răng không được điều trị trong một thời gian dài hoặc răng bị nứt, hư hỏng do chấn thương.

Các dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng răng cần lấy tủy bao gồm:

  • Đau răng mãi không khỏi: Nếu bạn bị đau sâu bên trong răng, bạn có thể sẽ cần phải điều trị tủy. Sự khó chịu cũng có thể tỏa ra hàm, mặt hoặc các răng khác của bạn.
  • Nhạy cảm với nóng và lạnh: Nếu răng của bạn bị đau khi uống cà phê nóng hoặc ăn kem, điều đó có nghĩa là bạn cần kiểm tra điều trị tủy đặc biệt khi cơn đau kéo dài hơn một vài giây.
  • Nướu bị sưng: Khi răng bị nhiễm trùng, mủ có thể tích tụ dẫn đến sưng nướu
  • Nổi mụn trên nướu: Bạn có thể nổi mụn hoặc nhọt trên nướu. Mủ từ răng bị nhiễm trùng có thể chảy ra từ mụn, gây ra mùi vị hoặc mùi khó chịu.
  • Hàm bị sưng: Đôi khi mủ không chảy ra khỏi vị trí đó. Do đó, hàm của bạn có thể bị sưng lên rõ rệt.
  • Răng bị đổi màu: Khi tủy răng bị nhiễm trùng, nó có thể khiến răng của bạn trông sẫm màu hơn.
  • Đau khi có lực tác động: Nếu bạn bị đau khi ăn hoặc chạm vào răng, có thể là do các dây thần kinh xung quanh tủy bị tổn thương.
  • Răng bị sứt mẻ hoặc nứt: Nếu bạn bị nứt răng do tai nạn, khi chơi thể thao hoặc thậm chí do cắn phải thứ gì đó cứng, vi khuẩn có khả năng sẽ xâm nhập sâu vào tủy răng.

Răng lung lay: Răng bị nhiễm trùng có thể cảm thấy lỏng lẻo hơn. Nguyên nhân là do viêm cả tổ chức phần mềm và xương nâng đỡ răng.

Tại sao phải lấy tủy răng?

Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị nha khoa thông thường có thể được thực hiện để bảo tồn răng tự nhiên của bạn trong khi làm sạch mô bị hư hỏng hoặc bị bệnh.

Lấy tủy răng cần thiết khi nhiễm trùng hoặc viêm phát triển trong mô mềm (tủy răng) bên trong và xung quanh một trong các răng của bạn.

Nếu không lấy tủy răng, Răng có thể chuyển sang màu vàng hoặc đen, đau tăng, lung lay hơn  và nhiễm trùng răng miệng có thể trở nên nghiêm trọng lây lan sang các khu vực khác thông qua máu của bạn.

Khám răng tại Tomec

Chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy răng

Sau cuộc hẹn lấy tủy răng, bạn có thể đợi từ 1 đến 2 tuần đến kiểm tra làm thêm chụp bảo vệ răng và kết thúc điều trị.

Trong thời gian đó, ăn những thức ăn mềm hơn để tránh làm hại răng.

Giữ cho răng của bạn khỏe mạnh bằng cách thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, cắt giảm thức ăn và đồ uống có đường, đồng thời lên lịch làm sạch răng thường xuyên với nha sĩ của bạn.

Khám răng tại Tomec

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám