Khi nào nên nhổ răng khôn?

Nhiều người có quan niệm răng khôn là điều may mắn nên dù bị đau đớn, khó chịu họ cũng không nhổ. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm.

Các trường hợp sau bạn nên nhổ răng khôn

  • Khi răng số tám mọc lệch và ngầm gây đau đớn, viêm sưng tấy, sâu răng, hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau,…
  • Khi răng bị mọc lệch không tham gia vào quá trình nhai thức ăn nhưng lại gây trở ngại khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng.
  • Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở nhưng nhưng không có răng đối diện ăn khớp; hoặc có hình dạng bất thường, khó vệ sinh,… có thể gây sâu răng, viêm nha chu về sau.
  • Nhổ theo yêu cầu khi cần chỉnh hình răng mặt, phục hình.

Theo lời khuyên của một số chuyên gia răng – hàm – mặt, bạn nên nhổ răng khôn hàm dưới khi mọc ngầm hoặc lệch đề tránh những tai biến đau nhức và giúp đơn giản cho công việc hậu phẫu thuật.

Nhổ răng khôn

Những điều bạn nên làm sau khi nhổ răng

  • Bạn nên cắn chặt miếng gạc trong 20 phút để ngừng máu, không nên ngậm lâu vì gây nhiễm khuẩn ngược.
  • Chườm đá ngay sau khi nhổ, trong ngày đầu tiên sau khi nhổ để giảm sưng và khi bạn bị đau nhức quá.
  • Uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê cho bạn.
  • Sau 24 – 48 giờ cần phải vệ sinh sạch răng miệng, súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng.
  • Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, sinh tố, chuối nghiền,…. và hạn chế nhai mạch khu vực nhổ răng, tránh những đồ ăn có tính axit, cay, nóng và đồ ăn cứng vì có thể khiến vết thương lâu lành.

Những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ

  • Sau khi nhổ răng, nếu bạn vệ sinh và chăm sóc không đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng bạn thường có các dấu hiệu như dịch màu vàng hoặc trắng, sốt, đau và sưng liên tục,… khi đó bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
  • Do xương mới chậm phát triển trong ổ răng rỗng dẫn đến chậm liền vết thương. Tuy việc phục hồi này diễn ra lâu nhưng không nhất thiết phải đi khám lại.
  • Khi cục máu đông không phát triển trong ổ răng trống hoặc bị tuột ra sẽ dẫn đến khô ổ răng. Bạn nên gặp bác sĩ sớm khi xảy ra hiện tượng trên. Tê hàm vĩnh viễn do dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến mất cảm giác. Nguy cơ bị tê hàm rất thấp, có thể xảy ra trường hợp tê hàm trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan, nếu bị tê quá một tháng thì nên đi khám lại.

Khám răng tại TOMEC

Đi khám và điều trị ngay từ khi mới phát hiện bất thường chính là cách giúp bạn hạn chế biến chứng do răng khôn gây ra. Tuyệt đối tránh để bệnh phát triển âm ỉ, nguy hiểm. lâu dài dẫn đến các tai biến.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám các bệnh lý răng hàm mặt, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám