Khám tim mạch gồm những gì? Khi nào nên đi khám

Bệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề. Mỗi năm khoảng 200.000 người Việt Nam tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% các ca tử vong, cao nhất trong các bệnh lý tại Việt Nam.

Dấu hiệu cần đi khám tim mạch

 Khó thở
Bệnh nhân có biểu hiện khó thở : là cảm giác khó hít vào hoặc thở ra hoặc khó thở cả hai thì. Khó thở xuất hiện khi gắng sức nhiều, thậm chí khó thở khi bệnh nhân hoạt độngthể lực nhẹ, thậm chí khi nghỉ ngơi, hay khó thở liên tục đều là biểu hiện của tình trạng suy tim
Đau thắt ngực (đau vùng tim)
Cơn đau thắt ngực thường hiện của bệnh thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, viêm cơ tim… Bệnh nhân có cảm giác bị bóp nghẹt, ép chặt vùng ngực vùng ngực trái hoặc phía sau xương ức đau lan lên vai, tay trái, lan lên cằm, đau thường xuất hiện > 5 phút, đau tăng khi gắng sức. Giảm khi nghỉ ngơi. Các cơn đau liên tục, dữ dội có thể kèm theo khó thở, ngất có tiên lượng rất nặng.
Hồi hộp, đánh trống ngực
Dấu hiệu hồi hộp, đánh trống ngực là cảm giác lo lắng, thấy tim đập nhanh mạnh trong ngực, rất khó chịu. Trường hợp nặng có thể ngất, đột tử do rối loạn nhịp nguy hiểm.


Phù
Phù là hiện tượng ứ nước ở bên trong các tổ chức dưới da hoặc phủ tạng trong cơ thể. Đặc điểm của tình trạng phù do tim mạch là phù tím, thường gặp nhất là phù chân (đặc biệt nhận thấy rõ ở vùng mắt cá chân). Ngoài ra, có thể có tràn dịch màng bụng gây tình trạng cổ trướng, tranf dịch màng phổi gây khó thở, phù phổi cấp. Có thể kèm theo đái ít.
Ngất hoặc choáng váng, chóng mặt.
Đây là một trong những biểu hiên của bệnh lý tim mạch. Có thể do tụt huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim..
Tím tái da và niêm mạc
Thông thường với cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông và tuần hoàn tốt, da sẽ có màu hồng, chạm vào thấy ấm. Còn nếu có bệnh liên quan đến thiếu máu, dẫn đến thiếu oxy, da sẽ trở nên xanh tím, tái đi, lúc đầu có thể màu sắc da và niêm mạc chỉ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau quá trình làm việc nặng thì triệu chứng tím tái có thể xuất hiện toàn thân. Nguyên nhân rất có thể là do mắc phải một bệnh tim mạch nào đó, dẫn tới hạn chế lưu thông máu, cần phải đi khám xác định bệnh.

Khám tim mạch diễn ra như thế nào?

Các bước cơ bản khi thăm khám lâm sàng tim mạch bao gồm:

Hỏi bệnh sử khi khám tim mạch

Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử để thu thập thông tin về các triệu chứng và biểu hiện bạn đang gặp phải (tình trạng khó thở, đau ngực, hồi hộp, và ngất xỉu….). Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về lịch sử y tế của bạn, tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình, tình trạng tâm thần, công việc, thói quen sinh hoạt, và rối loạn nội tiết tố.

Những thông tin trên giúp bác sĩ đánh giá các yếu tố nguy cơ từ đó đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị chính xác nhất.

Khám thực thể đối với bệnh nhân tim mạch

Tư thế người bệnh: Khi thăm khám tim mạch, bệnh nhân thường được yêu cầu nằm ngửa, với chân hơi co lại và đầu gối được nâng lên. Khuy áo thường phải được mở ra để tiết lộ phần ngực trước.

Quan sát bệnh nhân: Bác sĩ sẽ thực hiện quan sát kỹ lưỡng của bệnh nhân để xác định các dấu hiệu và triệu chứng có thể liên quan đến bệnh tim mạch. Điều này bao gồm quan sát màu sắc da và niêm mạc, hình dáng lồng ngực, nhịp đập của tim, vùng cổ, vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải.

Sờ trực tiếp: Sờ trực tiếp là phương pháp mà bác sĩ sử dụng để cảm nhận và đánh giá tim mạch của bệnh nhân. Bác sĩ có thể sờ để xác định sự thay đổi về vị trí và kích thước của tim, như tim bị đẩy qua một bên hoặc tim bị co lại. Sờ cũng giúp bác sĩ xác định nếu có các khối u hoặc sưng to trên tim.

Nghe tim: Nghe tim là phương pháp quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tim mạch. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe nhịp tim và các nhịp bất thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự thay đổi về tiếng tim, nhịp tim, tiếng thổi, và tiếng cọ màng tim. Những dấu hiệu này có thể là biểu hiện của các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim, van tim, hay viêm màng tim.

Sau khi hoàn thành bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tổng hợp thông tin thu thập được để đưa ra đánh giá ban đầu về tình trạng sức khỏe tim mạch của bạn. Để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm máu, chụp X quang tim phổi, hoặc điện tâm đồ. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nếu cần.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám