Hàn răng sâu có đau không?

Hàn răng giúp bảo vệ và tránh vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Sau khi hàn răng, hình thái ban đầu của răng sẽ được khôi phục.

Khi nào cần hàn răng

Hàn răng (còn được gọi là trám răng) là một thủ thuật thường sử dụng trong y khoa giúp khôi phục hình dáng ban đầu cho tình trạng răng sâu hay răng nứt vỡ. Cần kiểm tra tình trạng răng và xác định một vài vấn đề bệnh lý tương tự trước khi tiến hành hàn răng cho:

  • Sâu răng: Sâu răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng phá hủy men răng, ngà răng. Khách hàng điều trị sâu răng cần được làm sạch sau đó mới hàn răng giúp làm kín vùng sâu để tránh vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng và phục hồi lại chức năng ăn nhai.
  • Tổn thương trên răng: các tổn thương xảy ra ở răng có thể do sức khỏe hoặc tác động vật lý khi ăn nhai hay va đập bên ngoài gây tổn thương. Bạn sẽ được yêu cầu hàn răng nếu phần răng bị nứt vỡ lớn hơn 30% so với chiếc răng ban đầu.
  • Mòn chân răng: Xói mòn cổ chân răng hay còn gọi là tụt lợi có thể xuất hiện khi vệ sinh răng miệng sai cách. Khi hàn răng cho người bị mòn cổ chân răng cần chú ý vị trí xói mòn để tránh ảnh hưởng đến tủy hoặc hiệu quả điều trị không đạt được như mong muốn.
  • Răng mọc thưa: vị trí các răng cách xa nhau có thể do mầm răng ban đầu sắp xếp thưa đồng thời kích thước răng không đủ phủ kín. Nếu khoảng cách giữa các răng từ 2 mili có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Do đó, nha sĩ sẽ có phương pháp điều trị theo khoảng thưa. Chỉ trường hợp răng thưa dưới 2 mm mới tiến hành hàn răng để hạn chế khoảng trống cho răng.
Hàn răng sâu có đau không?

Các bước hàn răng cho người sâu răng

Các bước chính sau khi tiến hành hàn răng tại nha khoa bao gồm:

  • Kiểm tra chẩn đoán bệnh lý để xác định phương hướng điều trị có thể dùng hàn răng không và loại chất hàn nào phù hợp với lỗ sâu đó.
  • Sử dụng các dụng cụ, máy khoan răng y tế cùng vòi rửa để thực hiện loại bỏ phần men răng và ngà răng bị sâu
  • Nha sĩ sẽ làm sạch phần răng sâu cùng dung dịch sát khuẩn, sau đó cách ly chỗ hàn và thấm bông khô.
  • Dùng dụng cụ đưa chất hàn vào lỗ sâu răng đã làm sạch và tạo hình chất hàn phù hợp với thể hình răng ban đầu.
  • Kiểm tra độ cứng vùng răng đã hàn và tiến hành mài chỉnh, đánh bóng cho răng để đảm bảo hình dáng đúng với răng cũ, tình trạng khớp cắn.

Hàn răng sâu có đau không?

Hàn răng hay hàn răng sâu thường không đau, nếu có chỉ là ê buốt nhẹ lúc làm sạch lỗ sâu do lỗ sâu quá to, sát tủy gây nhạy cảm ngà răng.

Lưu ý cho người răng sâu hàn rồi vẫn ê buốt

Răng sâu hàn rồi vẫn ê buốt có thể là do răng bạn có lỗ sâu quá to, sát tủy gây nhạy cảm. Do vậy có trường hợp phải hàn lót lớp bảo vệ tủy răng hay hàn theo dõi trước rồi mới bàn cứng ở lần hẹn sau nếu không còn ê buốt. Sau khi hàn răng, bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng và khám theo dõi định kỳ.

Khám răng định kỳ

Chú ý chăm sóc răng sau thủ thuật:

  • Nghỉ ngơi: Sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa, bệnh nhân răng vẫn hoạt động bình thường.
  • Ăn uống: Chọn món không quá nóng, không quá lạnh, không quá cứng hoặc không có tính axit ăn mòn cao.
  • Vệ sinh răng: cần thực hiện dù răng có bệnh lý hay không có bệnh lý. Bạn nên chăm sóc bảo vệ răng theo một số lưu ý sau để tránh mắc bệnh răng miệng:
  • Chải răng mỗi ngày 2 lần và mỗi lần 2 – 3 phút. Quá trình chải răng nên tham khảo nha sĩ để làm sạch mảng bám trên răng hay kẽ răng thưa.
  • Súc miệng với nước muối pha loãng để chống nhiễm khuẩn cho răng. Đồng thời có thể vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám.
  • Tránh những món ăn cứng hay nhọn để không chọc hay làm vỡ lớp hàn.
  • Sau khi hàn răng bạn cần tuân thủ lịch hẹn tái khám của nha sĩ, chủ động theo dõi mọi bất thường trên răng. Khi răng sâu hàn rồi vẫn ê buốt kéo dài hay có đau, bạn nên đến bệnh viện sớm để kiểm tra.

Sau khi răng hàn đã ổn định, bạn vẫn định kỳ kiểm tra nha khoa 3 – 6 tháng tùy theo sức khỏe răng.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám