Dinh dưỡng cho trẻ phù hợp theo từng độ tuổi

Ở mỗi giai đoạn, trẻ cần chế độ dinh dưỡng đặc thù để phát triển tốt nhất về thể chất và trí tuệ. Số bữa ăn và lượng thức ăn trong mỗi bữa vì thế cũng cần được điều chỉnh khác nhau.

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 2 tuổi

Dinh dưỡng trẻ dưới 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Cho trẻ bú mẹ ngay cả khi sữa chưa về. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu mà không cần ăn thêm bất cứ thứ gì khác kể cả nước tráng miệng sau khi bú. Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm. Trẻ không bú được thì mẹ cần vắt sữa và cho trẻ uống bằng thìa và cốc.

Dinh dưỡng trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi: Cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày); Tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, tới 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, trẻ từ 9-12 tháng, cho trẻ ăn 3 bữa bột một ngày. Ngoài ra cho trẻ uống thêm nước ép trái cây, bánh mềm.

Dinh dưỡng trẻ từ 12 -24 tháng: Cho trẻ ăn 5 bữa một ngày (3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh). Cho trẻ ăn đủ bốn nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm, mỡ hay dầu thực vật và các loại rau quả. Nên thay đổi món ăn cho trẻ để tạo cảm giác ngon miệng. Nước cháo loãng hay nước hầm xương không phải là thức ăn bổ dưỡng. Không cho mì chính vào thức ăn của trẻ

Dinh dưỡng cho trẻ từ 2-5 tuổi

Trẻ có thể ăn cùng với gia đình. Ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình, cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ hoa quả, sữa hoặc bánh. Trẻ cần ăn nhiều bữa trong một ngày vì dạ dày của trẻ nhỏ, chứa được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và phát triển của trẻ lại rất lớn. Trẻ cần có bát và thìa riêng để trẻ có thể ăn dễ dàng và người chăm sóc trẻ có thể theo dõi được lượng thức ăn mà trẻ ăn.

Các loại thức ăn cho trẻ: Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm như: tinh bột, đạm, mỡ hay dầu thực vật và các loại rau, hoa quả tươi; Không cho trẻ ăn bánh, kẹo hay đồ ngọt trước bữa ăn vì trẻ sẽ có cảm giác chán ăn.

Nhu cầu năng lượng theo từng độ tuổi

Trẻ từ 1 – 3 tuổi: bắt đầu tập đi, đứng, tập nói nên sự tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên so với những trẻ dưới 1 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này cũng dần được hoàn thiện. Nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 1300 kcal mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. Thức ăn của trẻ của từ 1 đến 3 tuổi nên được chế biến mềm, đa dạng hóa dần các loại thức ăn để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ. Lưu ý cung cấp đủ nước cho trẻ.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi tham gia vào các lớp mầm non. Cân nặng tăng trung bình 2kg mỗi năm và chiều cao tăng khoảng 7cm mỗi năm. Trẻ mầm non có tần suất và cường độ hoạt động thể lực nhiều hơn nên nhu cầu năng lượng cũng cao hơn, khoảng 1600 kcal mỗi ngày. Protein, lipid và glucid nên được bổ sung một cách cân bằng, ưu tiên nguồn protein từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Luyện tập và hình thành thói quen ăn uống và khoa học là việc cần thực hiện ở lứa tuổi này.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tinh thần lẫn thể chất, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu…

Có nên khám dinh dưỡng cho trẻ

Những năm đầu đời là thời kỳ cơ thể phát triển nhanh chóng. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi hàng năm khi trẻ lớn hơn, vì vậy ba mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng  theo độ tuổi để:

  • Kiểm tra xem trẻ có đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng hiện tại hay không
  • Kiểm tra sức khỏe thể chất của trẻ
  • Phát hiện sớm những thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng, thừa hoặc thiếu chất gì để điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp.
  • Giải pháp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ thấp còi, nhẹ cân, sức đề kháng kém, thừa cân, béo phì,… giúp trẻ sớm bắt kịp đà tăng trưởng so với các trẻ đồng trang lứa.
  • Hạn chế bệnh liên quan đến dinh dưỡng như rối loạn tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy, táo bón, biếng ăn.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám