Cúm A lây qua đường nào, bao lâu thì khỏi?

Cúm A là bệnh đường hô hấp cấp tính, nguyên nhân do virus cúm A gây ra. Virus cúm có các nhóm A, B, C. Virus cúm A cũng có nhiều chủng khác nhau.

Triệu chứng nhiễm virus cúm A

Các biểu hiện của cúm A dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như: sổ mũi, ho, sốt, nghẹt mũi, hắt xì, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau mỏi cơ thể. Triệu chứng khi bệnh trở nặng có thể gặp như: khó thở, đau tức ngực năng, bồn chồn, khó chịu, nôn nhiều và ăn uống kém, tiêu chảy,…

Cúm A thường bùng phát vào mùa đông, thời tiết lạnh hoặc khi giao mùa.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh cao?

Virus cúm A không chừa bất cứ ai, mọi đối tượng và độ tuổi đều có nguy cơ mắc. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, người có sức đề kháng kém… là những đối tượng dễ nhiễm virus cúm.

Cúm A lây qua đường nào?

Cúm A là bệnh về đường hô hấp lây lan rất dễ và nhanh. Virus cúm A vốn có vật chủ là chim hoang dã, gia cầm, có thể lây trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang cho người khi có tiếp xúc gần. Nhưng phổ biến nhất là virus lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Trong quá trình giao tiếp, người lành tiếp xúc với dịch tiết nước bọt từ nói chuyện, hắt hơi, dịch mũi của người bệnh sẽ khiến virus xâm nhập vào cơ thể. Trong khoảng cách 2m, virus cúm có trong không khí sẽ lây lan nhanh chóng.

Virus cúm A cũng có trên các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, bề mặt ghế, quần áo, cốc nước, bát đũa, điện thoại… Thói quen dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi… vô tình khiến virus cúm lây lan thông qua các tiếp xúc này. Trên các bề mặt, virus cúm có khả năng tồn tại đến 48h. Đây là cơ hội giúp virus dễ xâm nhập và cơ thể người lành.

Cúm A bao lâu thì khỏi?

Có thể thấy, cúm A lây qua đường nào thì người phơi nhiễm bệnh cũng có khả năng lây nhiễm cao. Virus cúm dễ xâm nhập vào cơ thể, hoạt động và nhân lên nhanh chóng theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Các chủng virus cúm như: A/H1N1, A/H2N2, A/H3N2 đều có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày. Ngay sau khi tiếp xúc với nguồn lây, người lành có thể đã phơi nhiễm virus cúm và chuyển sang giai đoạn ủ bệnh. Thời gian này, người bệnh chưa có dấu hiệu rõ ràng về nhiễm cúm.

Giai đoạn khởi phát

Sau khoảng 3 – 5 ngày, bệnh bắt đầu giai đoạn khởi phát. Giai đoạn này có dấu hiệu nhẹ, thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Chính vì thế, nhiều người thường chủ quan và bỏ qua dấu hiệu ban đầu, không điều trị kịp thời.

Thời gian phát bệnh

Sau khi có những dấu hiệu lâm sàng, cúm A có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đây là giai đoạn virus cúm hoạt động mạnh. Người bệnh có những dấu hiệu rõ ràng như: ho, sốt, đau họng, mệt mỏi, ớn lạnh,… Nặng hơn là tiêu chảy, nhức mỏi cơ thể, với trẻ nhỏ có thể sốt cao, li bì,… Với người khỏe mạnh thông thường, triệu chứng có thể hết sau 5 ngày hoặc một tuần. Thông thường nhất là người bệnh hết hẳn các triệu chứng sau 1 – 2 tuần mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, với những người bệnh thể trạng yếu, virus cúm A có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của cúm A

Cúm A kéo dài và không được điều trị đúng hướng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, đi ngoài, nôn nhiều, khó thở, sốt li bì… ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám