Các bệnh ngoài da thường gặp

Các bệnh ngoài da thường gặp một số bệnh chỉ gây ảnh hưởng tạm thời nhưng một số khác lại có ảnh hưởng lâu dài và nguy hiểm khi bị biến chứng.

Bệnh viêm da cơ địa

Dấu hiệu đặc trưng là tình trạng da nổi ban đỏ, ngứa, khô thành nhiều đợt tái phát. Người bị viêm da cơ địa thường ngứa dữ dội khi mồ hôi ra nhiều, thời tiết nóng bức. Khi gãi, vùng da bị viêm chảy dịch và dễ nhiễm trùng.

Dưỡng ẩm là yếu tố cần thiết đối với người bị viêm da cơ địa. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, không tắm nước nóng và tắm không nên quá 10 phút. Nên dùng sản phẩm chăm sóc da dành cho da nhạy cảm và không chứa chất kích ứng, hạn chế tiếp xúc với bụi mạt nhà…

Các bệnh ngoài da thường gặp

Bệnh viêm da tiếp xúc

Đây là bệnh ngoài da rất dễ tái phát. Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da cấp tính xảy ra khi tiếp xúc với một dị nguyên nào đó khiến da bị kích ứng như: một số kim loại, chất có trong mỹ phẩm, nước hoa…

Tình trạng đặc trưng là da nổi vết đỏ gây ngứa, đau và tróc vảy ở vị trí tiếp xúc với chất gây kích ứng. Một số trường hợp có thể nổi mụn nước và tiết dịch mụn.

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bị viêm da tiếp xúc cũng cần:

– Tránh tiếp xúc với tác nhân gây ra bệnh.

– Dùng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da.

– Trang bị đồ bảo hộ cẩn thận khi tiếp xúc hóa chất.

– Ngay sau khi tiếp xúc với dung dịch sát khuẩn cần bôi kem dưỡng ẩm da.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến được đánh giá là kéo dài và gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dấu hiệu của vảy nến là hiện tượng đỏ da kèm theo vảy bong tróc trên bề mặt tổn thương, ngứa ngáy. Người bị vảy nến có thể bị tổn thương ở khớp, móng và một số cơ quan khác.

Khi bị vảy nến, việc dưỡng ẩm da là không thể thiếu nhưng cần lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống đủ nước hàng ngày, tránh cào gãi, hạn chế căng thẳng, không nên dùng chất kích thích, tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh… để tình trạng bong tróc vảy, viêm nhiễm da không trở nên trầm trọng.

Bệnh nổi mề đay

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay là do dị ứng với thuốc, thực phẩm, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột… Dấu hiệu đặc trưng của bệnh nổi mề đay là các đợt ban đỏ ngứa nổi lên trên bề mặt da. Để kiểm soát tốt sự bùng phát của những dấu hiệu bệnh này cần:

– Không chà xát lên vùng da đang bị nổi nốt mề đay.

– Dưỡng ẩm, làm dịu vùng da nổi mẩn.

– Cần chú ý đến các thời điểm nổi mề đay, tác nhân nghi ngờ gây nên phản ứng dị ứng,… để tránh tiếp xúc và có biện pháp kiểm soát bệnh tốt nhất.

– Hạn chế tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột.

Khám chuyên khoa da liễu để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về da thường gặp

Bệnh ghẻ

Ghẻ thuộc nhóm những bệnh ngoài da thường gặp gây ngứa dữ dội nhất là vào ban đêm. Bệnh do ký sinh trùng cái ghẻ gây nên, lây lan rất nhanh khi tiếp xúc với vùng da bị ghẻ hoặc dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.Việc gãi ngứa có thể khiến da bị chàm hóa, nhiễm trùng… gây biến chứng viêm cầu thận cấp nếu da không được chăm sóc đúng cách.

Quá trình điều trị bệnh ghẻ cần lưu ý:

– Nên điều trị cả những người sống chung với bệnh nhân để tiêu diệt tận gốc cái ghẻ, tránh lây lan bệnh.

– Nên bôi thuốc vào buổi tối trước khi ngủ để giảm thiểu cơn ngứa vào buổi đêm, ngăn chặn cái ghẻ hoạt động và bôi toàn thân liên tục trong 2 – 3 đêm sau đó mới tắm.

– Hạn chế chà xát, cào gãi làm trầy xước da để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm da.

– Dùng thuốc bôi và liều lượng sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc sát khuẩn tốt đồ dùng cá nhân của người bệnh.

– Cách ly người bệnh với người xung quanh, không dùng chung vật dụng để tránh lây lan ghẻ.

Bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu đặc trưng của zona thần kinh là nổi chấm ban đỏ trên da sau đó chuyển dần thành dạng mụn nước kèm theo cảm giác đau nhức ở vùng da bị bệnh. Mụn nước do zona thường tập trung thành từng đám chạy dọc theo dây thần kinh ngoại biên nên chúng chỉ ở một bên của cơ thể.

Ngoài ra, zona còn gây ngứa, cảm giác bỏng rát ở vùng bị tổn thương nên người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Mức độ đau, bỏng rát ở vùng da bị virus tấn công sẽ ngày càng tăng lên cho đến khi mụn nước xuất hiện.

Người bị zona thần kinh cũng sẽ có triệu chứng toàn thân là đau đầu, sốt, mệt mỏi vì virus zona làm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Sau khi vùng da bị tổn thương đã lành người bệnh vẫn có thể bị đau dây thần kinh sau zona, cần được điều trị để không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

2. Phòng ngừa các bệnh lý ngoài da

Phòng ngừa các bệnh ngoài da thường gặp, bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh vi khuẩn tăng sinh, tích tụ bã nhờn trên da.

– Tránh lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da khiến cho lớp nhờn bảo vệ da bị phá hủy.

– Luôn giặt sạch và phơi quần áo khô dưới ánh mặt trời để vi khuẩn bị tiêu diệt, tuyệt đối không mặc quần áo ẩm ướt.

– Giảm thiểu sử dụng mỹ phẩm để tránh bị viêm, dị ứng da.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám