Viêm ống tai ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Viêm ống tai ngoài là tình trạng ống tai ngoài bị viêm, nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng và có thể chảy dịch mủ gây đau đớn, khó chịu,, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Viêm ống tai ngoài

Ống tai ngoài là phần nằm ở phía ngoài tai, giữa vành tai và màng nhĩ. Viêm ống tai ngoài là tình trạng viêm phần ống tai ngoài, do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus, khi bệnh chuyển biến đến mức độ nặng, xuất hiện mủ chảy từ ống tai.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, đối với những trẻ có tiền sử bị viêm tai, thủng màng nhĩ, có bất thường về giải phẫu ống tai rất dễ đọng nước bên trong, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Cấu tạo tai

Nguyên nhân viêm ống tai ngoài

Viêm ống tai ngoài do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do vị trí của ống tai dễ tiếp xúc với bên ngoài, do đó dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

Ngoài ra, những tác động có thể gây bệnh như:

  • Bơi lội, tắm rửa ở những khu vực có nguồn nước không sạch sẽ đảm bảo an toàn, và tích tụ nhiều vi khuẩn có thể tấn công đến ống tai. Đặc biệt là khi bên trong ống tai có bị những vết xước, gây viêm nhiễm.
  • Do bề mặt của ống tai ngoài tiếp xúc dễ dàng với bên ngoài, nên ống tai cũng có thể bị dính các loại hóa chất và hóa chất bắn vào tai, cùng với đó kết hợp những chất lỏng có trong tai khác gây nên nguyên nhân gây bệnh.
  • Sử dụng chung tai nghe, hoặc tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ, đồng nghĩa với việc đưa vi khuẩn vào thẳng chính tai.
  • Vệ sinh tai, ống tai bên trong không đúng cách khiến cho tai bị nhiễm khuẩn.
  • Đưa các vật thể lạ vào bên trong tai ví dụ như: dụng cụ lấy ráy tai làm trầy xước, tăm bông, và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập vào gây ra bệnh.
Đưa các vật thể lạ vào trong tai cũng là nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng của viêm ống tai ngoài

Các triệu chứng viêm ống tai ngoài có mủ bao gồm:

  • Đau tai, đau sẽ nhiều hơn khi kéo dái tai ra hoặc khi ấn vào tai
  • Sốt nhẹ
  • Ngứa trong tai
  • Mủ chảy ra từ trong tai
  • Mất thính lực tạm thời

Đôi khi có cục u hay mụn nhọt nhỏ trong khoang tai gây đau. Những cục u, nhọt này có thể gây đau đớn dữ dội. Nếu nhọt vỡ ra, một lượng nhỏ máu hoặc mủ có thể bị chảy ra từ trong tai ra ngoài

Phòng tránh viêm ống tai ngoài

Để phòng tránh bệnh viêm ống tai ngoài, nhất là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bạn nên chú ý đến:

  • Mùa mưa ẩm cần giữ ống tai luôn trong tình trạng khô sạch. Khi đi bơi hoặc tắm sử dụng những dụng cụ nút tai.
  • Khi đi bơi, gội đầu nếu không may để nước lọt vào trong ống tai thì phải nghiêng đầu sang bên tai làm cho nước chảy hết ra. Nếu vẫn còn nước chưa ra hết thì cần phải thấm hút bằng que bông gòn sạch.
  • Hạn chế làm sạch tai bằng cách sử dụng tăm bông, bởi vì nếu thực hiện không đúng cách có thể đẩy chất bẩn từ tai ngoài vào sâu trong ống tai, điều này tạo điều kiện làm cho vi khuẩn phát triển gây nấm tai.
  • Khi bị nhiễm nấm thì phải được điều trị sớm và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ để tránh tái phát trở lại.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám