Cách phân biệt chắp và lẹo mi mắt

Chắp mắt và lẹo là bệnh lý thuộc mi mắt có nhiều điểm đồng giống nhau, tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhất định về vị trí tổn thương, tính chất…

1. Tìm hiểu về chắp mắt

Chắp mắt là gì?

Chắp mắt là tình trạng tác và giãn rộng của ống tuyến đỏ ra phía bờ mi của tuyến sụn mi hay tuyến Mobeimius, gây sưng nề đỏ, đau kinh điển, có thể có dạng nang mủ, nếu không được điều trị có thể gây mờ mắt. Chắp mắt có thể xuất hiện một hoặc nhiều chiếc ở vùng mí trên hoặc mí dưới, trong đó, chắp mắt mí trên là loại phổ biến.

Chắp mắt

Nguyên nhân gây ra chắp mắt

Chắp mắt thường xảy ra ở những người có tình trạng viêm nhiễm tiềm ẩn, có ảnh hưởng đến mắt hoặc da, bao gồm:

  • Viêm bờ mi mãn tính.
  • Mụn trứng cá.
  • Viêm da có tiết bã nhờn…

Ngoài ra, chắp mắt cũng có thể đến từ tình trạng viêm kết mạc do virus – một loại bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra.

Điều trị chắp mắt như thế nào?

Một số phương pháp sau có thể thúc đẩy quá trình tự hồi phục:

  • Sử dụng khăn ấm: Bạn nên dùng một miếng vải hoặc miếng bông mềm sạch có nhúng nước ấm và đắp lên mí mắt trong khoảng 10 – 15 phút, lặp lại thao tác này 3 – 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ từ khăn ấm sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, làm giảm các kích ứng từ chắp mắt.
  • Mát xa nhẹ nhàng: Việc mát xa nhẹ nhàng mí mắt trong vài phút mỗi ngày cũng thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, trước khi mát xa, cần đảm bảo tay của bạn đã được rửa sạch.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường khi bị chắp 1-2 ngày sau ổ chắp đã có mủ, nhưng nếu điều trị kháng sinh, ổ chắp sẽ tạo thành ổ kén nhầy và thu nhỏ, bạn cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị thích hợp (khi cần sẽ làm thủ thuật chích chắp)

Chắp mắt

2. Tìm hiểu về lẹo mi mắt

Lẹo mi mắt là gì?

Lẹo mi mắt là một tình trạng viêm nhiễm của tuyến bờ mi, tuyến bã và thường gây ra bởi tác nhân là vi khuẩn Staphylococcus. Lẹo mắt thường có hình dạng khối màu đỏ, gây đau đớn trên mắt và trông giống như mụn nhọt. Hầu hết các lẹo mắt đều phát triển ở khối xung quanh chân lông mi.

Bệnh nhân khi bị lẹo mi mắt sẽ có dấu hiệu sưng đỏ và đau đớn trên mí mắt. Nước mắt sẽ tiết ra nhiều hơn và mắt cũng trở thành màu đỏ. Các triệu chứng khác của lẹo mắt bao gồm:

  • U sưng đỏ trên mí mắt và gây đau đớn
  • Khó chịu khi chớp mắt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.
  • Ngứa mắt
Lẹo mi mắt

Điều trị lẹo mắt như thế nào?

Khi mắc lẹo mắt, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để cải thiện triệu chứng:

  • Đắp khăn ấm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nếu thực sự cần thiết
  • Tuyệt đối không trang điểm mắt, không sử dụng kem dưỡng xung quanh mắt và không đeo kính áp tròng cho đến khi đã chữa khỏi hoàn toàn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bị lẹo mắt bạn cần phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám và tư vấn điều trị

Chắp mắt và lẹo mi mắt là những vấn đề có sự tương đồng nhau về hình thái của tổn thương, tuy nhiên, đây là 2 tình trạng khác xa nhau. Để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh về mắt, bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa mắt nếu có biểu hiện của bệnh.

Khám mắt tại Tomec

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám