Triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp, gây nhiều bất tiện trong đời sống, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng của viêm da cơ địa dị ứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.

Viêm da cơ địa dị ứng là gì?

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh da mãn tính gây ra khô da, ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp nặng hơn, ngoài các dát đỏ trên da, có thể có mụn nước, rỉ dịch.

Viêm da cơ địa dị ứng kéo dài (mãn tính) và có xu hướng bùng phát thành từng đợt khi có điều kiện thuận lợi như khí hậu hanh khô, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, xà phòng… Bệnh có thể đi kèm với hen suyễn hoặc mày đay hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mặc dù người lớn cũng có thể bị viêm da cơ địa dị ứng.

Viêm da cơ địa dị ứng

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa dị ứng có thể là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường.

Yếu tố di truyền: Nếu một trong những thành viên như cha, mẹ hoặc anh chị em mắc viêm da cơ địa dị ứng, thì nhiều khả năng những thành viên khác trong gia đình cũng có thể mắc bệnh này.

Yếu tố môi trường: Độ ẩm thấp, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, thời tiết lạnh… làm tăng nguy cơ khởi phát viêm da cơ địa dị ứng. Người bị viêm da cơ địa dị ứng có thể có nguy cơ dị ứng thực phẩm.

Yếu tố cảm xúc và căng thẳng đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, nhưng không phải là nguyên nhân chính liên quan đến bệnh viêm da cơ địa dị ứng.

Triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng

Triệu chứng của viêm da dị ứng rất khác nhau ở mỗi người, phổ biến nhất là da khô, ngứa, và đỏ da. Cụ thể:

  • Da khô
  • Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Ngứa cực độ ở da khiến người bệnh gãi, từ đó làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
  • Các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, khuỷu tay và đầu gối, mặt và da đầu ở trẻ sơ sinh.
  • Mụn nước có thể rò rỉ dịch vàng khi bị trầy xước
  • Da dày, nứt nẻ, bong vảy.
  • Da nhạy cảm, có thể sưng nề.

Phòng tránh bệnh viêm da cơ địa dị ứng

Người bị viêm da cơ địa dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường và chất hóa học gây hại trực tiếp cho da. Các chất kích thích như: Xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất…có thể gây viêm. Một số nước hoa và mỹ phẩm có thể gây kích ứng da. Dung môi clo và cồn, mạt bụi hoặc cát cũng có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Khói thuốc lá, lông động vật hoặc vẩy hoa và phấn hoa.

Khám bác sĩ da liễu để chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa dị ứng

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi có những dấu hiệu sau của viêm da dị ứng thì nên đi khám bác sĩ:

  • Các triệu chứng của viêm da dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
  • Bị nhiễm trùng da – xuất hiện những vệt đỏ, mủ, và vảy vàng
  • Tiếp tục gặp các triệu chứng mặc dù đã thử một số biện pháp khắc phục tại nhà.
  • Tình trạng phát ban, bị nhiễm trùng và sốt.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám