Chảy máu cam – Những sai lầm thường gặp khi sơ cứu

Khoảng 60% dân số thế giới bị chảy máu cam 1 lần trong đời, nhưng không phải ai cũng biết cách sơ cứu đúng khi chảy máu cam. Một số sai lầm khi mắc phải có thể khiến tình trạng chảy máu trầm trọng hơn.

1. Nguyên nhân gây ra chảy máu cam

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương dẫn đến máu chảy ra từ bên trong mũi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫm đến chảy máu cam như:

  • Tổn thương nhẹ (ngoáy mũi, trầy xước mũi)
  • Chấn thương mạnh do va đập trực tiếp vào mũi
  • Các bệnh do rối loạn đông máu hoặc cao huyết áp
  • Lệch vách ngăn mũi
  • Viêm đường hô hấp
  • Dị vật: khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở
  • Không khí khô, độ ẩm thấp
  • Một số trường hợp không rõ nguyên nhân, đột ngột tự chảy và tự dứt.

2. Những sai lầm trong việc xử lý khi chảy máu cam

Ngửa đầu ra phía sau khi chảy máu cam

Khi chảy máu cam, không nên ngửa đầu ra sau bởi hành động này khiến máu chảy ngược xuống cuống họng, từ đó chảy qua lỗ thông khí và có thể gây sặc máu. Nếu bạn nuốt lại phần máu cam chảy ra, khi xuống dạ dày nó sẽ gây ra các triệu chứng buồn nôn, ói mửa.

Nhét bông, gạc vào mũi

Khi chảy máu cam, nhiều người có thói quen nhét bông, giấy ăn hay gạc vào mũi vì nghĩ rằng việc làm này sẽ giúp cầm máu. Tuy nhiên theo các bác sĩ, những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi. Vật dụng cầm máu không sạch có thể gây ra nhiễm trùng.

Dùng nước muối quá nhiều

Nhiều người cho rằng nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi, ngăn chảy máu cam. Tuy nhiên, việc nhỏ nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn.

Hãy uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để tăng cường chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và người thân tránh được chứng chảy máu cam khó chịu.

3. Cách xử lí đúng khi bị chảy máu cam

Các bước xử lí đúng khi bị chảy máu cam:

  • Bước 1: Bình tĩnh tìm 1 chỗ bằng phẳng để ngồi xuống.
  • Bước 2: Hơi cúi đầu về phía trước, dùng ngón tay ấn phần cánh mũi về phía vách ngăn mũi giữ cố định khoảng 7-10 phút.
  • Bước 3: Sau 10 phút kiểm tra lại nếu vẫn còn chảy máu thì lặp bước 2.
  • Bước 4: Kiểm tra lại sau 2 lần cầm máu (20 phút) mà máu vẫn chảy thì đến bệnh viện hoặc phòng khám tai mũi họng gần nhất để kịp thời cầm máu.

Lưu ý: Dùng khăn giấy, bông sạch thấm phần máu chảy ra, tuyệt đối không đưa sâu vào trong mũi.

Khi máu đã ngừng chảy, bạn có thể đặt một túi đá nhỏ trên mũi để giảm đau và sưng. Tuyệt đối không ngoáy hay xì mũi trong vài giờ sau khi chảy máu cam. Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?xư

  • Chảy máu camkéo dài hơn 20 phút; lượng máu chảy nhiều.
  • Chảy máu mũi xảy ra sau một chấn thương.
  • Cảm nhận hoặc nếm thấy máu trong cổ họng ngay cả khi máu đã ngừng chảy.
  • Chảy máu kèm các triệu chứng chóng mặt, sốt cao hoặc nôn.
  • Chảy máu mũi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Chảy máu thường xuyên.
  • Chảy máu sau khi sử dụng thuốc hoặc trong tình trạng sức khỏe không tốt.

Khi có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào về thăm khám sức khoẻ, khách hàng liên hệ qua số hotline 1900 886 886 để được tư vấn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TOMEC

Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Quốc tế TOMEC

Địa chỉ: 38 Lê Văn Hưu, P. Phạm Đình Hổ, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 886 886

Phản ánh chất lượng dịch vụ: 086 993 6688

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hotline: 1900886886
Đặt lịch khám